324 Views

Google cần gì và những yếu tố xếp hạng tìm kiếm

Google luôn thay đổi, từng giờ và từng ngày nhưng cốt lõi và phương thức xếp hạng về cơ bản vẫn như xưa. Có những yếu tố cần để xếp hạng trang web, vậy đó là gì?

những yếu tố xếp hạng tìm kiếm

Google cần đến trên 200 yếu tố và chỉ số để xếp hạng một trang web (theo công bố từ 2009), các yếu tố này luôn thay đổi theo xu thế người dùng. Duy nhất chỉ có một điều cố định mà Google Tìm kiếm luôn hướng tới từ trước đến nay: Tìm kiếm phải trả kết quả chính xác, nội dung hay nhất để người dùng hài lòng.

Google cần gì ở web

Để truy xuất kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng, Google phải xét rất nhiều khía cạnh và nội dung trang web, nó cần rất nhiều yếu tố nhưng về cơ bản thì Google chỉ cần: web đang hoạt động + có chữ là đủ 🙂

Nguyên lý bất di bất dịch là: Nếu người dùng thích nội dung trang web – Thì google sẽ cho lên top!

Nguyên tắc hoạt động của bọ Google

Bọ (bot) vào máy chủ web quét từng trang, tải toàn bộ nội dung web đó về máy chủ của Google. Sắp xếp thứ hạng nội bộ trong máy chủ của nó bằng cách: Xét các yếu tố xếp hạng. Khi người dùng truy vấn tìm kiếm, Google truy xuất kết quả đã xếp hạng. Bot Google hoạt động liên tục 24/7/365 ngày.

Điều kiện cần để xếp hạng trang web

Để được xét những yếu tố xếp hạng trang web phải thỏa mãn các điều kiện sau

  • Tên miền đang hoạt động với nhà đăng ký
  • Web đang hoạt động, máy chủ online 99%
  • Có nội dung cụ thể, ít nhất là chữ và ảnh
  • Thường xuyên update nội dung liên quan
  • Không chặn bot Google, file Robots chuẩn
  • Không dính virus hay malware gây hại máy tính
  • Không vi phạm bản quyền, copy Thương hiệu

Những yếu tố xếp hạng

Xin khẳng định: Không một ai biết chi tiết những gì Google cần để xếp hạng trang web, kể cả những Kỹ sư đã và đang lập trình Google Search hiện nay. May ra, chỉ có 01 người duy nhất đưa ra những yếu tố này và nắm rõ nó nhất: Đó là CEO AlphabetLarry Page – người tạo ra Google.

Trước khi xem các yếu tố xếp hạng tìm kiếm, bạn cần đảm bảo file Robots.txtSitemap.xml đã đúng chuẩn.

Google Chrome SEO
13 yếu tố đánh giá trang web chuẩn SEO của Google Chrome

Một số yếu tố và yêu cầu cốt lõi nhất để Google xếp hạng trang web hiện nay

1. Tên miền


Tuổi tên miền

Tên miền càng lâu năm càng có giá trị SEO, nhất là những tên miền thương hiệu đã ngưng sử dụng. VD như trananh.vn 🙂 Các tên miền có tuổi thường được Google nhìn nhận ưu tiên hơn chút.

Lưu ý: tránh các tên miền đã vi phạm điều khoản Google, hoặc đã bị Sandbox

Tên miền trùng từ khóa

Tên miền trùng từ khóa là kim chỉ nam trong SEO, giúp từ khóa lên top nhanh hơn nhưng cũng xin lưu ý: Google rất thông minh, bạn không nên lạm dụng domain trùng từ khóa. Mỗi từ khóa một website thì cũng chết.

Chỉ số DA & PA

DAPA được gọi là thước đo cho SEO hiện nay, được tính thang điểm từ 1-100. DA cao giúp trang web phủ được rất nhiều từ khóa lên top, PA cao giúp URL đó đứng top bền vững lâu dài.

  • DA: Domain Authority – Chỉ số độ uy tín và phổ biến của một tên miền (Domain)
  • PA: Page Authority – chỉ số độ mạnh cũng như độ uy tín (trust) của từng trang riêng biệt.

Giao thức SSL https

SSL là giao thức bảo mật cho web. Các trình duyệt như ChromeFirefox đã hiển thị thông báo “Không bảo mật” với những web không có HTTPS, vì vậy bạn biết nó quan trọng như thế nào rồi đấy.

ssl https
Giao thức SSL giúp hiển thị bảo mật dạng https

2. Nội dung web


Đây là điều cốt lõi quan trọng nhất để Google đánh giá trang web.

Chất lượng nội dung

Nội dung càng mới, càng hấp dẫn người dùng càng giúp bạn dễ dàng lên top. Mới đây 12/3/2019 Google đã có bản update cực lớn, nó xếp hạng những website nội dung lên đầu – trên tất cả. Nội dung phù hợp và có ích cho người dùng là điều bạn cần làm.

Với web bán hàng: Nội dung không nhiều thì mô tả sản phẩm càng chi tiết càng tốt. Với một số lĩnh vực kỹ thuật, bạn có thể tạo nội dung bằng các bài viết Blog.

Thẻ tiêu đề H1 – H6

Thẻ tiêu đề cực quan trọng: đầu tiên là với người dùng – nó giúp người xem phân biệt đâu là tiêu đề chính của bài, dễ xem dễ đọc. Sau nó giúp bọ tìm kiếm tìm từ khóa cho xếp hạng. Hãy tận dụng điều này triệt để khi update nội dung web.

Thẻ tiêu đề h1 - h6
Thẻ tiêu đề h1 – h6 trong WordPress

Độ dài nội dung

Không có quy định nào về độ dài nội dung tối thiểu để SEO, nhưng qua các vị trí Top 3 Google chúng ta thấy có một số quy định ngầm:

  • Nên phân làm nhiều đoạn để người xem dễ đọc, ngắt dòng đúng cách.
  • Mỗi đoạn tối đa dài khoảng 65 chữ (280 ký tự) – xem trên mobile tiện mắt.
  • Tổng độ dài nội dung tối thiểu 800 chữ là tạm ổn, dài hơn càng tốt.

Liên kết nội

Liên kết nội rất quan trọng với SEO Onpage, nó giúp điều hướng bọ tìm kiếm + người đọc đến đúng nội dung cần tìm. Hãy liên kết đến nội dung liên quan trong nội bộ web, nhưng tránh pha loãng từ khóa.

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài cũng quan trọng không kém. Không như trước kia: ta thường tránh link liên kết ra ngoài hoặc để nofollow. Nay đã khác: Google thích các liên kết ra ngoài chính xác – giúp bot định hình được nội dung của bạn vết về cái gì.

Thẻ Alt cho ảnh

Thẻ alt là mô tả sơ bộ cho mỗi hình ảnh trên website, Alt cho bọ tìm kiếm đọc chứ người dùng không thấy. Hãy điền chi tiết: Thẻ alt + Tiêu đề + Mô tả ngắn + Ghi chú nội dung cho từng hình ảnh đăng tải lên web.

3. Tốc độ web


Tốc độ website là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng trang web. Rõ ràng, vào một web mà load mãi chả được, bạn có muốn nán lại xem không? Google rất đúng khi xét tốc độ tải trang là yếu tố chính trong SEO.

Google pagespeed insights luôn được cập nhật và ngày càng khó để theo đuổi các chỉ số trên đây. Cũng không cần thiết phải bám sát nó, nhưng nếu được, hãy tối ưu tốc độ web theo các chỉ số nó PageSpeed đưa ra.

Lưu ý: Tốc độ thực của web là quan trọng nhất, đừng chăm chăm bám đuổi các con số trong pagespeed insights. Cứ truy cập web nhanh là được, không nhất thiết đo đạc nhiều làm gì!

Google pagespeed insights
Google pagespeed insights – Công cụ đo tốc độ web

4. Đường dẫn tĩnh


Đây là điểm mấu chốt giúp nhiều trang web lên top thần tốc! URL càng ngắn càng tốt, càng sạch càng tốt và quan trọng: có chứa từ khóa SEO ở đầu. Nếu web tối ưu chuẩn SEO, đường dẫn tĩnh được hỗ trợ Breadcrumb sẽ tuyệt hơn rất nhiều.

URL chuẩn có dạng: /duong-dan-trang-web/. Có đuôi .htm hoặc .html không quá quan trọng, sao cũng được!

5. Thẻ Meta SEO


Thẻ Meta hỗ trợ SEO là cho bọ tìm kiếm thấy, được hiển thị trực tiếp to đùng trên Google tìm kiếm. Thẻ Meta SEO thì nhiều lắm, về cơ bản bạn chỉ cần 3 thẻ sau:

Tiêu đề SEO

Meta title tag là thẻ quan trọng nhất, giúp bot định hình được nội dung cơ bản của trang web. Thẻ tiêu đề SEO thường để tối đa 68 ký tự (khoảng 14 chữ tiếng Việt). Dài hơn hay ngắn hơn chả sao, nhưng làm sao để người đọc thấy đủ câu văn, thuận mắt nhất khi tìm kiếm.

Lưu ý: Để từ khóa chính ngay đầu tiên thẻ Title tag này – nếu muốn lên top nhanh 🙂

Mô tả ngắn

Meta description thì bắt buộc phải hay và chuẩn rồi! Thẻ mô tả ngắn giúp người đọc click vào trang web, giúp Google bot thấy từ khóa và bla bla… nó quan trọng lắm. Hãy viết chi tiết nhất có thể cho Meta description. Độ dài mô tả ngắn 154 ký tự (khoảng 35 chữ tiếng Việt)

Lưu ý: Để từ khóa chính ngay đầu tiên thẻ description, các từ khóa phụ chém phía sau nhưng phải thành câu văn hoàn chỉnh. Cấm Spam từ khóa dạng: “từ khóa 1, từ khóa 2, từ khóa 3 giá rẻ tốt nhất”

meta seo
Meta seo giúp hiển thị nội dung trên Google tìm kiếm

Thẻ canonical

Canonical giúp định danh chính xác URL chứa nội dung – Mỗi nội dung chỉ có 1 URL duy nhất. Canonical tránh trùng lặp nội dung cho trang web.

Ngoài ra còn cần một số thẻ Meta SEO giúp hiển thị hình ảnh, nội dung trang web cho các Mạng xã hội, nó không quá quan trọng với Google nên mình không nêu ở đây, tự tìm hiểu nhé.

6. Dữ liệu cấu trúc


Dữ liệu có cấu trúc (Rich Snippets) là một trong những yếu tố mới để đánh giá xếp hạn của Google. Vừa giúp trang web hiển thị đẹp hơn, gây chú ý hơn trên Google, vừa là những khai báo chi tiết để bot biết nội dung trang web. Để có Rich Snippets bạn cần thuê code thêm, WordPress thì dễ dàng hơn nhiều.

Có 2 loại dữ liệu cấu trúc: Rich SnippetsRich Cards data
Công cụ kiểm tra Dữ liệu có cấu trúc: Structured data testing tool

Google Rich Snippets
Google Rich Snippets – Dữ liệu có cấu trúc

7. Backlinks


Backlink luôn cần cho SEO, luôn là yếu tố then chốt giúp đánh giá Trust web, chỉ số DA & PA, xếp hạng vị trí từ khóa… cùng hàng trăm đo lường định tính khác.

Có vài thánh chém “SEO không cần backlink” là có thật nhưng chỉ với web blog, còn với web bán hàng thì đừng mơ. Backlink vẫn mãi là quan trọng nhất đối với SEO – thời nào cũng vậy.

Dofollow & Nofollow

Có nhiều báo cáo liên kết DofollowNofollow có giá trị như nhau trong SEO, điều này mình đã test thử và xác thực đúng như vậy! Với SEO hiện nay thì link Nofollow cũng có giá trị “gần như” Dofollow và ngược lại. Quan trọng là domain liên kết, không quan trọng là Dof hay Nof.

Liên kết Mạng xã hội

Tăng độ phổ biến trang web bằng các nút tương tác mạng xã hội: Like, Share, Retweet, Pin, Linkedin,… Bọ tìm kiếm có thể đọc các thông số này và đánh giá Trust của URL qua đó.

Nên tạo các kênh mạng xã hội đại diện web, ưu tiên: Twitter, Facebook, Youtube, Linkedin, Reddit và Pinterest.

IP và domain liên kết

Phủ được nhiều backlink lên càng nhiều domain càng tốt! Các giá trị Backlink được xem xét qua IP. Không nên nhồi nhét quá nhiều backlink về 1 URL, từ 1 domain.

8. Bình luận


Bình luận trên một trang web được xem như thước đo đánh giá độ tương tác với người dùng.

Bình luận qua kênh trung gian như: Facebook comment, Disqus, LiveFyre,… (commnent system) không được Google index – tức là bot không thấy các comment này. Cách tốt nhất là tạo bình luận trực tiếp trên website bạn.

9. Tỷ lệ thoát


Đây là yếu tố còn gây nhiều tranh cãi, một số SEOer lâu năm cho rằng: Tỷ lệ thoát (Bounce Rate) không ảnh hưởng đến SEO – điều này theo cá nhân mình là không đúng.

Thử nghĩ dưới con mắt người dùng: Nội dung trang web hay thì họ sẽ ở lại lâu, click xem các trang liên quan -> Bounce Rate thấp (dưới 46%). Nếu web dở, vào cái người ta out ngay -> Bounce Rate cao (trên 80%). Do vậy Tỷ lệ thoát ảnh hưởng trực tiếp đến SEO là có lý.

Google có khẳng định không sử dụng một chỉ số nào trong Google Analytic để đo điểm xếp hạng web, có vẻ như họ cố tình nói vậy chứ Tỷ lệ thoát có thể là một trong những yếu tố quan trọng nhất với SEO đấy.

10. Máy chủ


Hiệu suất và tương tác với máy chủ trang web luôn được Google coi là yếu tố quan trọng nhất. Máy chủ hosting bạn mà phập phù, chậm, lỗi,… tốt nhất nên đổi host ngay.

google webmaster
Thông báo về máy chủ trang web trong Google Webmaster

11. Vị trí map


Google Business có thể không ảnh hưởng nhiều đến SEO nhưng sẽ giúp tăng trust nhè nhẹ. Có vị trí trên bản đồ, tức là đủ độ tin tưởng để xét xếp hạng cao – đó là điều tất nhiên.

Mình đã thử nghiệm 2 website: Một cái có xác nhận Google Map và một cái không, tối ưu SEO như nhau thì thấy: Tỷ lệ lên top cả 2 web như nhau, không có sự ưu tiên nào cho web có map. Vị trí từ khóa cũng không thay đổi gì sau khi xác nhận Map.

12. Cập nhật web


Một website chết – không cập nhật nội dung, sẽ bị đánh tụt hạng nhanh chóng. Nếu muốn giữ top hãy thường xuyên chăm sóc và cập nhật web.

Hiện công cụ theo dõi web Google Webmaster đã được thay thế bằng Search Console – hãy sử dụng công cụ mới này để thấy Google đã làm gì với web bạn, từ nào đã top, những lỗi cần khắc phục,… để SEO hiệu quả nhất.


Riêng yếu tố: Giao diện thân thiện Mobile rất quan trọng, mình sẽ nói rõ ở phần dưới đây!

Thân thiện Mobile

Thân thiện mobile hay Giao diện phù hợp smartphone & Thiết bị cầm tay thông minh là yếu tố mới, ảnh hưởng đến 51% truy cập Tìm kiếm đổ về trang web. Có những lĩnh vực thì truy cập từ mobile chiếm đến 75% truy vấn.

Google khẳng định: Xếp hạng trên Mobile không ảnh hưởng xếp hạng trên PC và ngược lại. Tức là: trang web không thân thiện mobile cũng chẳng sao, nhưng sẽ không được xếp hạng khi người dùng tìm kiếm bằng mobile, còn trên PC nó vẫn có thể top như thường.

Hiện nay lượng truy từ tìm kiếm mobile thường trên 51%, một lượng người dùng khổng lồ như vậy thì tại sao bạn lại bỏ qua? Vậy, hãy làm giao diện mobile thật tốt, tăng trải nghiệm người dùng lên.

  • Web cho mobile riêng: Khuyến nghị nên dùng, nên sử dụng subdomain để chạy giao diện mobile
  • Giao diện Responsive: Nặng và không thích hợp cho web bán hàng. Responsive cho Blog thì OK
Web thân thiện mobile
Website phải luôn đảm bảo hiển thị tốt trên mọi thiết bị

Kết luận

Những yếu tố xếp hạng của Google thì nhiều và không ai rõ chính xác là gì. Chúng ta như những kẻ lang thang ngoài biển cả tìm một chân lý vậy: vừa làm vừa rút ra kinh nghiệm thôi, không có tài liệu chính thống nào đâu nhé.

Trên là một số yếu tố chính để xếp hạng Google tìm kiếm, cho các ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt. Hy vọng bài viết giúp ích được anh em đang loay hoay đi tìm hướng SEO tốt nhất cho trang web.

— SEO Max

4.6/5 - (43 bình chọn)
Like
Like Love Haha Wow Sad Angry
81

1 phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Nội dung hay

NHẬN TIN BÀI MỚI

NHẬN TIN BÀI MỚI

Thấy bác ghé web em cũng lâu lâu, bác có muốn

- Nhận bài viết và thông tin mới ?
- Nhận Theme & Plugin miễn phí?

Đăng ký ngay nhé! Em gửi qua email cho

Thành công! Xin cảm ơn.