528 Views

Nghề quản trị web và những nguyên tắc sống còn

Trong hơn 6 năm làm quản trị website mình đã không ít lần thót tim, nhiều khi tính bỏ nghề vì lỗi xảy ra, rồi dính Google phạt. Mới nhận SEO thêm 2 web, nhiều việc quá nên ngồi giải trí, viết bài chia sẻ cùng anh em.

Nghề quản trị website

Nghề quản trị web là gì


Internet vào Việt Nam từ 1998, kéo theo sau nó là vô vàn các nghề mới hình thành, trong đó có nghề Quản trị website. Hiện là đầu 2019 và nghề này là một trong những nghề Hot nhất hiện nay.

Nguyên do: nhà nhà làm website, người người làm web và gần như, bất kỳ công ty hay cửa hiệu nào cũng có website. Do đó, nghề quản trị web được trưng dụng – họ cần có người chăm sóc web của họ, tất nhiên rồi.

Quản trị website là người đứng sau, cung cấp và truyền tải những nội dung mà chủ web muốn đưa lên web của họ. Từ hình ảnh đặc trưng đến những nội dung con chữ quảng cáo, bảng giá và vô vàn thông tin khác. Tóm lại, quản trị web là làm tất cả mọi việc cho website đó hoạt động trên internet.

Nghề quản trị website (webmaster) là những thao tác để đưa nội dung thực cho một web. Nghề SEO chỉ là một phần nhỏ trong Nghề quản trị web, nó còn có cả Digital Marketing, MMO,… nhiều lắm.

Bạn tưởng tượng thế này cho dễ: Website chỉ là phần khung xương, quản trị website là đắp thêm da thịt, quần áo cho cái web nó lung linh, giúp cá nhân – doanh nghiệp tiếp cận khách hàng online tốt nhất. Nói vậy chứ nó cũng mênh mang lắm, nhiều lĩnh vực cần nắm đấy.

Xem nhanh tới: Quản trị web cần biết gì

Nghề quản trị web làm gì


Sau khi nhận web từ đơn vị Thiết kế , bạn sẽ có một Trang quản trị web riêng biệt, mọi nội dung web sẽ được cập nhật thông qua trang quản trị này. Quy trình rất đơn giản: Vào trang Admin web -> Đưa nội dung cần đăng -> Update. Vậy là xong việc quản trị, nội dung đó sẽ tự hiển thị trên website.

Nếu chưa biết gì, bạn cần nắm rõ nguyên tắc hoạt động của website, gồm các phần sau:

  1. Tên miền: Tên của website trên trình duyệt
  2. Nơi chứa dữ liệu: Máy chủ Hosting, VPS, Server
  3. Trang quản trị web: Admin page – Back-end
  4. Giao diện trang web – Front-end

Xem thêm: Cách chọn tên miền đẹp cho website

Quản trị web làm gì thì cũng không có gì phức tạp, với những web đơn giản, chỉ cần chém chữ (text) vào những phần cần thiết. Thêm một vài cái ảnh ưng mắt cho từng nội dung. Thế cũng có thể gọi là Quản trị web.

Nghề gì cũng có cơ bản và nâng cao, như trên là Quản trị web cơ bản rồi.

  • Với Blog thì bạn cần sáng tạo nội dung, hình ảnh, video,…nhất là chủ đề cần viết.
  • Với web doanh nghiệp, cần đưa thông tin xác thực nhất theo yêu cầu của người ta.
  • Với web bán hàng online thì khó hơn, thông tin + hình ảnh + giá bán sản phẩm rõ ràng.
Quản trị web
Quản trị web – Nghề đang được ưu ái hiện nay

Quản trị web cần biết gì

Hiện nghề này không có trường đào tạo chính thức, không có khoa nào đào tạo Nghề quản trị web cả, tất cả hình thành từ kỹ năng cá nhân và kiến thức nhà trường bạn đã từng được học. Một chút am hiểu internet là bạn có thể làm được thôi. Chủ yếu là kỹ năng Search Google! Bạn tìm thấy bài này là kỹ năng Search ổn rồi đấy 😀

Quản trị web cơ bản


Với mức quản trị web cơ bản, bạn cần tham khảo và nắm rõ một số quy tắc quản trị, cùng các kỹ năng cần thiết để sử dụng trong quá trình làm việc quản trị một website

  • Chuẩn chính tả tiếng Việt – Quan trọng nhất đấy!
  • Quy tắc phân đoạn, phân dòng trong bài viết
  • Sử dụng ảnh tự Design hoặc copy (có chỉnh sửa)
  • Một chút Photoshop hoặc illustrator, Coreldraw để làm ảnh
  • Tối ưu hình ảnh với Kích thước và dung lượng nhỏ nhất
  • Tự cài đặt được các phần mềm, kiểm tra web để làm việc
  • Thộc lòng giao diện Admin (Back-end) web đang quản trị.

Quản trị web nâng cao


Quản trị web nâng cao thì phức tạp hơn, bạn cần nắm rõ nhiều kiến thức chuyên môn, định hình được sự phát triển của website, đưa mọi thông tin trên web tiếp cận người xem tối ưu nhất.

  • Nội dung chuẩn SEO, các thẻ Meta cần thiết
  • Cực am hiểu Google Analytic, Search Console
  • Thành thạo kiến thức và kỹ năng SEO mới nhất
  • Hình ảnh design riêng biệt, độ phức tạp cao
  • Kỹ năng quản trị máy chủ của web, xử lý lỗi phức tạp
  • Digital maretking, quảng cáo Google Ads, Facebook Ads
  • Xây dựng các kênh Mạng xã hội (trên 20 Soical nổi tiếng)
  • Thiết lập được hệ thống web vệ tinh, xây dựng chân rết cho web chính
  • Cao cấp hơn: Thiết kế, lập trình, tạo các website theo ý muốn.
Quản trị web nâng cao
Quản trị web nâng cao cần nhiều kỹ năng + chuyên môn

Mức lương quản trị web hiện nay


Đây là điều nhiều cá nhân, doanh nghiệp đau đáu khi làm web hoặc, khi bắt đầu tuyển dụng Webmaster! Mức lương của Quản trị web (hay admin web) phụ thuộc nhiều yếu tố và mô hình kinh doanh, quảng bá.

Trong hơn 6 năm làm nghề, mình cũng đứng vị trí phỏng vấn (giúp) nhiều C.ty, đa phần họ trả mức lương tương xứng với giá trị ứng viên. Đây là mức lương mình tham khảo, bạn xem qua trước khi quyết định theo nghề:

  1. Quản trị web cơ bản cho doanh nghiệp tư nhân: 5-6 triệu/tháng
  2. Quản trị web cơ bản cho doanh nghiệp nhà nước: 3-3,5 triệu/tháng
  3. Quản trị web cho StartUp, dự án vừa và nhỏ: 3 triệu/tháng + cổ tức.
  4. Quản trị web nâng cao: 7 triệu đồng/tháng
  5. Quản trị web nâng cao + SEO: 8-10 triệu/tháng
  6. Quản trị web nâng cao + SEO + chạy Ads: 10-12 triệu/tháng
  7. Quản trị web cao cấp: 15 triệu/tháng (đủ các kỹ năng webmaster)
  8. Quản trị + thiết kế + code + SEO: Từ 15 triệu trở lên.

Có một điều, vào thời điểm viết bài này là 2019, mình dám chắc trong vòng 20 năm tới Nghề quản trị website sẽ không thất thế! Hoặc sẽ giữ tầm quan trọng như hiện nay, hoặc hơn nữa, vì xu thế hiện đại thì website đóng vai trò cốt lõi trong thị trường online.

Những nguyên tắc sống còn

Đây là những kinh nghiệm xương máu của mình, đúc kết được từ những lần đau thương 😀 nói thì dài, tổng kết sơ qua để các bác tránh ra nhé.

1. Luôn backup website hàng ngày


Backup web là việc bất kỳ Quản trị viên nào phải biết, từ cơ bản đến nâng cao. Các dịch vụ máy chủ hiện nay, đa phần họ đều tự động backup cho bạn, nếu không có – hãy chuyển nhà cung cấp ngay! Phải chọn dịch vụ hosting có backup mà sử dụng.

Backup online chưa đủ, hàng tuần, bạn nên vào máy chủ download full phần backup về máy tính cá nhân, lưu vào đâu an toàn nhất. Vẫn chưa đủ, nên sử dụng Google Drive để sao lưu dữ liệu. Đây là điều tối quan trọng vì không ai biết điều gì sẽ đến trong ngày mai: thiên tai, hỏa hoạn,…

Với các web bán hàng, dữ liệu sản phẩm và link Danh mục sản phẩm tối quan trọng! Nó liên quan đến SEO nên bạn cần backup thật kỹ nhé, vài ba nơi cho chắc chắn. Rất nhiều nhà cung cấp máy chủ đã làm mất dữ liệu người dùng do sự cố, hãy tự lo cho bản thân mình.

2. Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ


Với các web Doanh nghiệp thì việc làm lại web đơn giản, nhưng với Blog hay web bán hàng, việc đó là rất phức tạp. Không nên sử dụng 1 website duy nhất cho việc bán hàng.

Quy tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” được nhiều quản trị viên áp dụng, nó cần, rất cần:

  • Tạo ít nhất 2 website song song nhau, trên 2 tên miền khác nhau, máy chủ 2 nơi khác nhau.
  • Update nội dung vào web chính, web phụ cứ update từ từ, phòng bất trắc – nếu có.
  • Web bán hàng: cần sao lưu toàn bộ web mỗi tuần, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
  • Nếu có nhiều nhân lực, hãy mở rộng mô hình bất kỳ khi nào có thể, đừng ôm 1 mơ ước.

Lưu ý: Không Spam web dạng 2 website giống hệt nhau, bạn sẽ tự hại mình với Google đấy!

Xem thêm: Các hình phạt Google với web SEO quá đà

3. Luôn lưu trữ những gì đã làm


Sao lưu và giữ lại toàn bộ những nội dung, hình ảnh bạn đã làm. Lưu vào máy tính cá nhân hoặc các dịch vụ lưu trữ đám mây (cloud). Mất chút phí hàng năm nhưng đảm bảo bạn có thể quay lại toàn bộ data khi cần.

Đôi khi, giữ lại những gì bạn đã làm để làm kỷ niệm – cũng có thể, nhưng đôi khi nó cứu bạn qua những sự cố lớn đấy. Mình đã bị mất data của web bán hàng 21k sản phẩm (hai mươi mốt nghìn link sản phẩm), không kịp lưu lại máy, mất gần 1 năm công sức update + SEO, phải làm lại gần như từ đầu – đó là bài học để đời cho mình, hy vọng không ai dính.

4. Xác thực thông tin chính xác


Trước khi đăng tải thông tin cố định – không phải do bạn sáng tạo ra, nên tìm hiểu nhiều nguồn để xác thực thông tin và các con số chính xác. Điều này rất quan trọng, nó giúp Trust web bạn tăng cao và tôn trọng người dùng.

5. Không spam nội dung, hình ảnh


Việc copy hình ảnh từ internet là điều khó tránh khỏi, nên copy có chọn lọc và tôn trọng tác giả (ghi nguồn chẳng hạn). Việc spam hình hảnh hoặc nội dung làm giảm chất lượng web, khách xem sẽ thoát sớm – điều không Quản trị viên nào muốn.

Chịu khó tìm hiểu các giao diện quản trị khác nhau, càng nhiều loại càng tốt. Có thể web bạn quản trị dạng này, web kia lại quản trị dạng khác, có nhiều lắm. Web tự code quản trị khác các mã nguồn mở như WordPress, khác Drupal, khác Magento, khác Opencart,…

6. Không vi phạm quy tắc SEO


Cái này hơi mở rộng nhưng cũng cần. Với anh em đã làm SEO sẽ thấu hiểu việc bị phạt nó đau đớn nhường nào 😀 thực sự là gần với cảm giác tuyệt vọng đấy.

Hãy chăm sóc website như chính bản thân bạn, làm nó sạch đẹp nhất có thể – thành quả sẽ tự đến với bạn và tương lai website sẽ luôn rực sáng. Công việc quản trị web không vất vả nhưng cần kiên trì, sáng tạo.

Lời kết

Trên đây là một số chia sẻ cá nhân cho những ai đã và đang tìm hiểu nghề quản trị website. Không có nhiều kiến thức chuyên môn lắm nhưng là những gạch đầu dòng đủ để bạn chọn nghề, vững tay nghề và tiếp tục con đường đã chọn.

Chúc anh em thành công.

— SEO Max

4.9/5 - (7 bình chọn)
Like
Like Love Haha Wow Sad Angry
36

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Nội dung hay

NHẬN TIN BÀI MỚI

NHẬN TIN BÀI MỚI

Thấy bác ghé web em cũng lâu lâu, bác có muốn

- Nhận bài viết và thông tin mới ?
- Nhận Theme & Plugin miễn phí?

Đăng ký ngay nhé! Em gửi qua email cho

Thành công! Xin cảm ơn.